Lễ Vu Lan – mùa hiếu hạnh: trọn ơn đấng sinh thành
Vào tháng 7 Âm lịch hàng năm – tháng đại lễ Vu Lan, những ý niệm về mẹ lại trở về và nhắc nhớ những người con về lòng hiếu thảo, công ơn đấng sinh thành.
Mùa hiếu hạnh: trọn ơn đấng sinh thành
Trong tùy bút “Bông hồng cài áo,” thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết: “Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xảy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi.”
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng từng ngậm ngùi: “Khi một người mất mẹ ở tuổi năm mươi, điều ấy có nghĩa là không còn gì có thể dàn xếp được. Cái sa mạc để lại trong lòng bạn cứ thế mỗi ngày lan rộng ra và cõi lòng bạn thì tan nát như một cánh đồng xanh tươi vừa trải qua một cơn bão lớn. Bạn tự nhủ lòng rồi ngày mai sẽ khá hơn nhưng điều ấy sẽ không bao giờ có được.”
Những lời này chạm đến sâu thẳm trái tim, như một tiếng thở dài đau đớn của một người con mất mẹ - một nỗi mất mát không thể nào lấp đầy.
Từ lâu, lễ Vu Lan báo hiếu đã trở thành truyền thống tốt đẹp của Việt Nam. Cài hoa hồng lên ngực trong dịp này được xem như một “nghi thức” thiêng liêng: những ai còn mẹ sẽ cài lên ngực đóa hoa hồng đỏ, tượng trưng cho niềm tự hào và hạnh phúc vô bờ; những ai không còn mẹ sẽ cài lên ngực đóa hồng trắng, tượng trưng cho sự thiếu vắng tình mẹ và những niềm nhớ nhung da diết.
Đại lễ Vu Lan là dịp để những người con gặp nhau trong sự đồng điệu, cùng nhớ về công ơn cha mẹ. Dù còn mẹ hay đã “bơ vơ, lạc lõng”, ai ai cũng thành tâm nguyện cầu cho mẹ luôn khỏe mạnh, bình an. Mùa Vu Lan được xem là mùa hiếu hạnh vì chính lẽ đó, nhắc nhở chúng ta rằng thật hạnh phúc biết bao khi còn mẹ.
Đi chùa lễ phật cầu bình an cho đấng sinh thành
Không chỉ đối với Phật tử mà rất nhiều người thường đi chùa lễ Phật cầu bình an cho cha mẹ vào lễ Vu Lan. Thông thường, sau nghi lễ “bông hồng cài áo” để tưởng nhớ hay tự hào về mẹ, mọi người thường thực hiện nghi thức thả đèn hoa đăng với ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, cầu cho người thân luôn khỏe mạnh và bình an.
Tại TTC World – Tà Cú, vào dịp lễ Vu Lan hàng năm, nơi đây đón hàng ngàn lượt khách hành hương đến viếng chùa, lễ Phật. Ngoài ra, đông đảo người dân tỉnh Bình Thuận cũng đến cùng gia đình vừa tham quan, vừa viếng cảnh chùa, cầu mong bình an và sức khỏe cho cha mẹ.
Khách thập phương viếng bộ tượng Tam Thế Phật trên núi Tà Cú.
Được biết, tại núi Tà Cú có hai ngôi chùa thiêng là Linh Sơn Trường Thọ (chùa trên) và Linh Sơn Long Đoàn (chùa dưới).
Linh Sơn Trường Thọ là ngôi chùa được vua Tự Đức đời thứ 13 sắc phong sau khi tổ sư Trần Hữu Đức đã kê thuốc chữa khỏi bệnh cho Hoàng Thái Hậu Từ Dụ. Vì vậy, ngôi chùa này cũng thường gắn liền với huyền tích chữa bệnh mà vẫn được người dân truyền tụng đến bây giờ.
Chùa Linh Sơn Trường Thọ gắn với huyền tích chữa bệnh cho Hoàng Thái Hậu Từ Dụ - đời vua Tự Đức thứ 33.
Qua thời gian trùng tu, ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ gần như thay áo mới. Tuy nhiên, mái chùa nhìn từ trên đỉnh núi vẫn giữ vẹn hình dáng như ban đầu với mái ngói đỏ nhấp nhô nổi bật giữa rừng núi làm hoàn thiện thêm bức tranh thiên nhiên tươi đẹp Tà Cú nhìn từ trên cao.
Không gian chùa Linh Sơn Trường Thọ huyền hoặc hơn vào những ngày mưa.
Linh Sơn Long Đoàn tọa lạc ở triền núi phía đông Linh Sơn Trường Thọ, được Hòa thượng Tâm Hiền - một trong các đệ tử kế thừa của Tổ sư Hữu Đức xây dựng nên từ một thảo am. Bên trong khuôn viên chùa có các công trình nổi bật như tháp Tổ và chư hầu Tổ, điện thờ Phật…
Chùa Linh Sơn Long Đoàn cổ kính giữa không gian xanh trên núi Tà Cú.
Vào dịp mùng Một và ngày Rằm hàng năm, đông đảo khách thập phương cũng đến TTC World – Tà Cú chiêm bái tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn – tượng Phật dài 49m lập kỷ lục châu Á là tượng Phật nằm dài nhất trên đỉnh núi. Ngoài ra, tháp chuông gió khổng lồ tại TTC World – Tà Cú vừa hoàn thành cuối năm 2023 cũng là điểm thích hợp cho khách thập phương đến tham quan, tịnh tâm cầu bình an với âm thanh “chữa lành” hiếm có.
Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn an nhiên, tự tại trên đỉnh núi.
Chuông gió khổng lồ tại TTC World – Tà Cú phát ra những âm thanh “chữa lành”.
Đại lễ Vu Lan đang đến, cùng nhau gởi lòng tri ân thành kính đến cha mẹ, tổ tiên và cùng nguyện cầu cho tất cả đấng sinh thành luôn mạnh khỏe, bình an và vui sống trong niềm hiếu kính của những người con.
Mừng đại lễ Vu Lan, TTC World – Tà Cú dành tặng set menu chay cho khách hành hương khi mua vé cáp treo trọn gói vào ngày rằm tháng 8 (nhằm 18/8) cùng nhiều hoạt động ý nghĩa khác. TTC World – Tà Cú thuộc hệ sinh thái Lưu trú – Vui chơi – Ẩm thực – Lữ hành TTC Hospitality. Tại Bình Thuận, TTC Hospitality còn sở hữu 2 điểm đến khác là TTC Hotel – Phan Thiết – khách sạn 4 sao cao nhất thành phố Phan Thiết và TTC Palace – Bình Thuận – trung tâm hội nghị, tiệc cưới vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố. Du khách có thể lưu trú tại TTC Hotel – Phan Thiết, thưởng thức ẩm thực tại TTC Palace – Bình Thuận, tham quan viếng chùa tại TTC World – Tà Cú và nhận những ưu đãi liên tuyến hấp dẫn từ TTC Hospitality. Thông tin liên hệ: TTC World – Tà Cú Số 18 Nguyễn Văn Linh, khu phố Nam Thành, thị Trấn Thuận Nam, Huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam Điện thoại: 083 886 7484 Email: contacts@tacutourist.com Facebook: https://www.facebook.com/ttcworldtacu Website: https://ttchospitality.vn/ |
Lên kế hoạch cho chuyến đi và khám phá
Lên kế hoạchBạn cũng có thể thích
Đến Ninh Thuận khám phá văn hóa Chăm
Đến Ninh Thuận, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp với biển xanh, núi biếc mà còn có cơ hội khám phá những nét văn hóa Chăm độc đáo qua tham quan các công trình kiến trúc và những làng nghề truyền thống.
Khám phá ngôi chùa cổ Phan Thiết - trung tâm lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân
Chùa Ông toạ lạc tại phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết. Đây là ngôi chùa cổ nhất và quy mô nhất của người Hoa tại Bình Thuận.
Gỏi bắp bò bông bần món ăn gây thương nhớ
Mùa nước nổi thường bắt đầu vào tháng 7 âm lịch ở một số tỉnh miền Tây, đây cũng là lúc những trái bần nặng trĩu trên cành. Tuy nhiên, từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch, cây bần đã bắt đầu “gây thương nhớ” khi bần trổ bông trắng ngần, người dân đi… hái về làm món gỏi bông bần hấp dẫn.