TTC HOSPITALITY

Hồn chiêng đại ngàn

Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại năm 2005 và là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh di sản của thế giới sau Nhã nhạc Cung đình Huế.

Từ thuở sơ khai, tiếng cồng chiêng là linh hồn, là tiếng nói của những người con Tây Nguyên. Đó là tiếng nói của những vui những buồn thường nhật và cũng là thứ âm thanh thần kỳ xoa dịu những nỗi cô đơn, bất hạnh…

Tiếng cồng chiêng khi vang lên cũng là dịp mừng lúa mới, xuống đồng và cũng chính là “phương tiện giao tiếp” của người dân với giới siêu nhiên…

Âm thanh cồng chiêng vang lên giữa đại ngàn, bên ánh lửa bập bùng, cùng với tiếng suối reo, tiếng gió thổi tạo nên bản hòa âm đầy hùng tráng nhưng cũng thật huyền ảo và thi vị, để người người gắn kết và chìm đắm trong thứ âm thanh duy nhất: âm thanh của đại ngàn vang vọng.

Sân khấu Cồng Chiêng tại Thung lũng Tình yêu sẽ đưa du khách về với đại ngàn với những nghi thức thần linh, nghi lễ cưới hỏi người đồng bào K’Ho, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, thưởng thức rượu cần, đắm chìm trong không gian âm nhạc trữ tình và hùng tráng…

GIAO LƯU VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TẠI THUNG LŨNG TÌNH YÊU

Giao lưu cùng đội cồng chiêng người K’Ho, thưởng thức rượu cần và thịt nướng
Thời gian: 19h00 – 20h30 các ngày trong tuần

PHẦN 1: NGHI THỨC THẦN LINH
Nghi thức cầu thần linh – rước thần lửa, một nghi thức thiêng liêng và huyền bí, mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng dân gian của buông làng.

PHẦN 2: PHẦN LỄ HỘI
-    Giới thiệu về phong tục tập quán – chế độ Mẫu hệ của người bản địa
-    Giới thiệu về “Không gian văn hóa cồng chiêng tại Tây Nguyên”, mô tả đời sống vật chất và tinh thần của người dân tộc bản địa và nghi lễ cưới hỏi đặc biệt của người đồng bào K’Ho
-    Giới thiệu và biểu diễn nhạc cụ dân tộc (đàn T’rưng, đàn Đá, Crăm, Đinh Pá, Chinh Pó…)

PHẦN 3: PHẦN GIAO LƯU
-    Mời khách giao lưu cái điệu múa dân gian Tây Nguyên, mô phỏng công việc lao động hàng ngày của những chàng trai, cô gái buông làng
-    Thưởng thức rượu cần, thịt nướng: một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào Tây Nguyên
-    Tham gia các trò chơi dân gian: thổi tù và, nhảy sạp…
-    Đắm chìm trong không gian âm nhạc vừa trữ tình vừa bốc lửa của người đồng bào K’ho…

Lên kế hoạch cho chuyến đi và khám phá

Lên kế hoạch
Bạn cũng có thể thích

Đến Ninh Thuận khám phá văn hóa Chăm

22/08/2024

Đến Ninh Thuận, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp với biển xanh, núi biếc mà còn có cơ hội khám phá những nét văn hóa Chăm độc đáo qua tham quan các công trình kiến trúc và những làng nghề truyền thống.

Khám phá ngôi chùa cổ Phan Thiết - trung tâm lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân

22/08/2024

Chùa Ông toạ lạc tại phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết. Đây là ngôi chùa cổ nhất và quy mô nhất của người Hoa tại Bình Thuận.

Gỏi bắp bò bông bần món ăn gây thương nhớ

21/08/2024

Mùa nước nổi thường bắt đầu vào tháng 7 âm lịch ở một số tỉnh miền Tây, đây cũng là lúc những trái bần nặng trĩu trên cành. Tuy nhiên, từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch, cây bần đã bắt đầu “gây thương nhớ” khi bần trổ bông trắng ngần, người dân đi… hái về làm món gỏi bông bần hấp dẫn.

Bài viết phổ biến